Hướng dẫn SEO video Youtube cơ bản

SEO = On-page + Off-page

*On-page (Nội bộ):

– Tối Ưu Kênh:
+ Biểu tượng kênh: Ảnh vuông nhỏ làm logo thương hiệu
+ Ảnh kênh (cover): Ảnh cỡ lớn (2560×1440) liên quan đến nội dung kênh
+ Mô tả kênh: Viết đoạn giới thiệu ngắn nói sơ qua về kênh, nội dung chính và các thông tin liên quan, ngắn gọn và xúc tích
+ Liên kết kênh: Các liên kết liên quan đến kênh như link Wikipedia, link fanpage, link facebook, twitter, website, blog,…
+ Kênh nổi bật: Thêm vài kênh lớn cùng chủ đề hoặc có liên quan vào mục này
+ Quốc gia: Chọn nước mục tiêu mà kênh muốn hướng đến, thị trường chính
+ Cài đặt kênh: Bật tùy chọn bố cục kênh để có các tab điều hướng kênh và bật luôn phần hiển thị tab thảo luận để cho người xem có thể để lại lời nhắn hay góp ý cho kênh
+ Cài đặt Youtube > Tài khoản được kết nối: Liên kết kênh với tài khoản twitter để tự động đăng video lên Twitter khi publish video
+ Cài đặt Youtube > Bảo mật: Ẩn/hiện số lượt subscrible của kênh cho phù hợp
+ Mặc định cho video tải lên: Cấu hình sẵn cho các video sẽ tải lên sau này, tùy chỉnh theo chủ đề và ý thích của bản thân
+ Từ khóa về kênh: Dán tên kênh vào đây, cắt các từ và cụm từ có nghĩa trong tên kênh ra luôn, mỗi từ khóa cách nhau bằng dấu phẩy và nên để từ 5-8 từ khóa
+ Xây dựng thương hiệu: Thêm vân nước cho kênh để hiển thị logo góc dưới bên phải cửa sổ phát video, nên dùng ảnh nhỏ có nền trong suốt cho đẹp
+ Nội dung nổi bật: Chọn 1 video chính làm video nổi bật của kênh để hiển thị với khách và tạo cho kênh vẻ chuyên nghiệp hơn
+ Quảng cáo kênh: Miễn phí của Youtube, chọn 1 video bất kỳ và video đó có thể được chọn làm một trong số ít video được Youtube quảng cáo với người xem

 Tiến Hành SEO Video Youtube:
+ Title (tiêu đề): Đặt sao cho ngắn gọn mà vẫn truyền tải đủ toàn bộ thông tin về video là được. Những từ khóa quan trọng, chính cần đẩy top thì đưa lên đầu (tính từ trái qua phải), cứ vậy giảm dần, những từ khóa ko quan trọng lắm thì cho vào trong các cặp ngoặc vuông hay tròn, vv … để Youtube nó nhận biết và phân biệt được. Ví dụ tiêu đề:

[3D/HD/Official/…] NSX (tên kênh/tên ca sĩ/thương hiệu) – Tên video (Vietsub/Cover/Parody/,,,) | Thông tin khác {thông tin khác nữa}

+ Description (Mô tả): Phần này đi vào các thông tin chi tiết về video, hạn chế spam từ khóa, đặc biệt là ko đc phép copy nguyên xi tiêu đề xuống mô tả. Các thông tin liên quan đến quá trình sản xuất video như quay phim, đạo diễn, danh sách diễn viên, người viết kịch bản,…. cuối cùng là 1 vài lời nhắn nhủ đến những người xem video và đưa 1 link subscribe kèm theo 1 lời cầu xin, kêu gọi người xem bấm theo dõi để cập nhất các sản phẩm mới nhất của kênh. Ngoài ra thì tùy theo chủ đề hay thể loại video mà có những biến tấu thêm cho phù hợp.
+ Tag (thẻ): Cứ đặt mình vào vị trí người xem và nghĩ xem người ta sẽ dùng những từ khóa nào để search những video như của mình là ok. Copy tiêu đề video làm 1 tag, sau đó cắt các từ và cụm từ có nghĩa ra mỗi cái 1 tag, ngoài ra còn tên tiếng Anh, tên tiếng Việt,…

Xem thêm: Cách chơi Youtube kiếm được 3-5$/ ngày

+ Ảnh thu nhỏ (Thumnail): Ảnh thumnail hấp dẫn, bắt mắt, có thể tự thiết kế bằng PTS hoặc lấy trên Google, nội dung trong ảnh thumnail phải liên quan đến nội dung video, tránh để hình ảnh không liên quan nhằm lừa tình người xem sẽ bị gắn cờ spam/lừa đảo.

+ Các tùy chọn cài đặt:
> Tab kiếm tiền: Chọn hết toàn bộ các loại quảng cáo, đặt thời điểm hiển thị quảng cáo cứ 7p30s 1 cái theo đúng luật của Youtube, thêm 2 quảng cáo đầu và cuối video nữa là xong. Ai tham thì nhấn cái nút “Chèn quảng cáo” để nó chèn thêm vào cái mốc 0:25 cũng được.
> Tab nâng cao: Danh mục chọn cho đúng để Youtube có thể phân loại video và phân phối đi khắp nơi trong Youtube (đề xuất cột bên phải). Vị trí video thì chỉ nên đặt nếu như bạn chỉ muốn video tập trung cho duy nhất thị trường đó thôi. Ngôn ngữ video thì chọn theo ngôn ngữ chính sử dụng trong phim, có thể tick thêm vào dòng “Cho phép người xem đóng góp bản dịch tiêu đề, mô tả và phụ đề” luôn cũng được. Những tùy chọn còn lại thì tùy ý hoặc tùy theo chủ đề hay thể loại video, ý đồ mục đích của mỗi người mà chỉnh cho phù hợp thôi.

+Thẻ/Chú thích/Phụ đề:
> Phụ đề: Thêm phụ đề cho video để thuận tiện cho những người xem không nghe được hay hiểu được ngôn ngữ sử dụng trong video. Nếu như có thể thì càng nhiều phụ đề cho nhiều loại ngôn ngữ càng tốt.
> Chú thích: Thêm những chú thích ở những chỗ cần giải thích trong video, dán liên kết sang wikipedia hay website chứa thông tin muốn cung cấp cho người xem hiểu. Nhiều khi đơn giản là muốn làm nổi bật 1 cái gì đó ở 1 đoạn nào đó trong video (tiêu điểm) hoặc gắn nhãn 1 thành phần nào đó trong video.
> Thẻ: Tương tự như chú thích nhưng đa dạng và hay ho hơn chút, có nhiều loại thẻ với nhiều chức năng và tác dụng khác nhau như thẻ điều hướng để điều hướng người xem sang 1 video khác, sang 1 danh sách phát hay kênh khác, thẻ thăm dò ý kiến để tăng tương tác với video hơn, vv…

– Google Profile: Giới thiệu về bản thân
https://aboutme.google.com/u/0/ | Bấm nút dấu cộng (+) màu đỏ để thêm các mục
+ Họ/Tên và biệt hiệu
+ Thông tin liên hệ
+ Học vấn
+ Lịch sử công việc
+ Địa điểm
+ Trang web: Link website, fanpage, wikipedia, imdb,… Dán link g+ và link kênh Youtube vào đây luôn
+ Câu chuyện: Khẩu hiệu cá nhân (slogan) và giới thiệu về bản thân (copy đoạn giới thiệu kênh dán vào)

– G+ Profile: Chuyển về G+ cổ điển và bổ xung các thông tin còn thiếu và trống
https://plus.google.com/u/1/112677206872471821969/about
+ Ảnh bìa google+
+ vv …

*Off-page (Bên ngoài):

– Social (g+, fb, twitter,..): Các trang đại diện chính thức của kênh
– Wikipedia: Viết 1 wiki mới giới thiệu về kênh
– Web Profile: Lập 1 website về kênh, cập nhật các sản phẩm của kênh
– Backlink: Backlink từ mọi website trên Internet, website càng chất càng tốt
– Embed: Nhúng code phát video vào các trang cho nhúng video Youtube
– Ads: Chạy quảng cáo để vừa kéo view vừa quảng bá kênh, marketing thương hiệu kênh
– …

Hướng dẫn: Cách chơi Youtube kiếm được thu nhập 3-5$ mỗi ngày


# Các chỉ số quyết định đến top/đề xuất:

– View: view phải tăng dần đều theo từng phút, từng giờ, từng ngày,… một cách tự nhiên nhất có thể, view có thể từ 1 trong các nguồn sau:
+ Search youtube
+ Search google web
+ Search google hình ảnh
+ Comment link video khác
+ Kênh khác kéo (Thẻ/Chú thích/Mô tả)
+ Chạy ads fb, google adword,..
+ Backlink diễn đàn, blog, website,…
+ Nhúng embed website, mạng xã hội,…
+ Spam playlist youtube
– Rate time:Thời gian xem video càng cao thì tỷ lệ lên top và ăn đề xuất càng lớn
– Like/Dislike/Comment: Tăng đồng thời tỉ lệ thuận với số lượt view và rate time, nếu đột biến sẽ dễ bị chú ý
– Backlink/Embed/Index: Lượng backlink tăng dần đều, chất lượng quan trọng hơn số lượng, có lượt nhúng embed video ở social hoặc website khác, video được index lên google search, ảnh thumnail được index lên google hình ảnh,…


# Đề xuất video liên quan:

Bản chất của đề xuất là Youtube sẽ tìm các video có nội dung gần giống nhau và liên quan đến nhau nhất để đưa vào cột bên phải, khi có quá nhiều video liên quan thì sẽ xét đến các chỉ số như lượt view, mức độ liên quan từ khóa,… để hiển thị.

Thuật toán của Youtube ko thể đọc được nội dung video hay ảnh mà chỉ có thể đọc dựa vào chữ (text), chính vì vậy nên như tiêu đề và thẻ tag quyết định rất nhiều về việc đề xuất, còn mô tả thì chỉ liên quan đến việc lên top tìm kiếm Youtube mà thôi.

Nếu bạn không muốn khi người khác xem video trong kênh của mình mà lại bị Youtube đề xuất sang video của đối thủ thì hãy tạo ra 1 thương hiệu riêng sau đó đưa tên thương hiệu đó vào thẻ tag để Youtube chỉ đề xuất những video trong kênh của bạn. Như vậy người xem có xem cả ngày cũng vẫn chỉ quanh quẩn trong kênh của chúng ta mà thôi.

Video hướng dẫn SEO Youtube cơ bản

Xem thêm các bài hướng dẫn về SEO Youtube giúp video lên TOP đề xuất của Youtube tại: https://congdongyoutube.com/seo-video/

Comments

comments

Support Cộng Đồng Youtube

Cảm ơn các bạn đã đọc các bài viết tại cộng đồng youtube, các bạn cần hỏi về youtube hay để lại comment chúng tôi sẽ giúp bạn nếu có thể

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *